logotype
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • PORTFOLIO
  • TIN TỨC & BÀI VIẾT
  • LIÊN HỆ
098 234 8515
LIÊN HỆ NGAY
logotype
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • PORTFOLIO
  • TIN TỨC & BÀI VIẾT
  • LIÊN HỆ
098 234 8515
LIÊN HỆ NGAY
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • PORTFOLIO
  • TIN TỨC & BÀI VIẾT
  • LIÊN HỆ
logotype
logotype
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
  • PORTFOLIO
  • TIN TỨC & BÀI VIẾT
  • LIÊN HỆ
AUTHOR: diginet
HomeArticles Posted by diginet
Bài Viết
18/07/2022 by diginet
Facebook

SỐ HOÁ NGÀNH DƯỢC THÔNG QUA PHÂN PHỐI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thách thức ngành Dược thời kỳ kinh tế số hậu giãn cách

Khi công nghệ ngày càng phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, công tác chuyển đổi số tất yếu trở thành xu hướng chung của mọi ngành nghề trong cuộc sống. Ngành Dược cũng không thể đứng ngoài dòng chảy đó, đặc biệt là trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn biến khó lường. Lệnh giãn cách khiến người dân khó khăn đi lại và phương thức mua bán truyền thống bị đóng băng. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng dược phẩm, đặc biệt là các loại thuốc không kê đơn của người dân tăng cao do tâm lý tích trữ cho thời kỳ khó khăn.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi (Pharmerging – theo phân loại của Tổ chức IQVIA Institute). Theo báo cáo từ Euromonitor International, Việt Nam mức chi tiêu thuốc bình quân chỉ bằng 1/3 mức trung bình của thế giới với chỉ gần 50 USD vào năm 2016. Đồng thời, Việt Nam cũng đang ở trong giai đoạn có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất từ trước tới nay, dự kiến tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ đạt 21% vào năm 2050, báo hiệu nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân đã và đang tăng dần đều trong vài thập kỷ tới. Từ đó đặt ra thách thức bắt kịp xu hướng thời đại cho ngành Dược trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh cao như hiện nay với các giải pháp đột phá đáp ứng được nhu cầu của người dân trong mọi hoàn cảnh.

Những bước đầu ngành Dược chuyển đổi số

Trong giai đoạn 2018-2019, ngành Dược đã hoàn thành kết nối các cơ sở cung ứng thuốc tại 63/63 tỉnh/thành phố, gần 100% trên tổng số 60.724 cơ sở cung ứng thuốc đã có phần mềm, 60% đã liên thông dữ liệu. Hệ thống đã quản lý hơn 7,2 triệu đơn thuốc, 26,7 triệu hóa đơn bán hàng, gần 4 triệu phiếu xuất nhập kho.

Từ khi bắt đầu kế hoạch đến trước khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, ngành Dược đã tập trung chuyển đổi và hoàn thành các mục tiêu cơ bản trong kế hoạch chuyển đổi số của mình: khai trương Ngân hàng dữ liệu ngành Dược, xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu hành nghề và kinh doanh dược phẩm,…

Từ đầu năm 2020, trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19, Cục Quản lý Dược đã đẩy mạnh công tác xây dựng phần mềm để các cơ sở sản xuất thuốc, nhập khẩu thuốc báo cáo liên tục việc xuất, nhập, tồn cũng như kế hoạch sản xuất, nhập khẩu các thuốc được khuyến nghị sử dụng trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19,…

Tuy nhiên, công cuộc chuyển đổi số hiện nay của ngành Dược mới chỉ dừng lại để phục vụ mục đích quản lý ở tầm vĩ mô mà chưa đánh mạnh vào việc phát triển và mở rộng chuỗi phân phối, đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời kỳ dịch bệnh và tương lai xa hơn.

Miền đất hứa của các nhà phân phối dược phẩm trong thời đại mới

Bên cạnh việc chuyển đổi số trong công tác quản lý, ngành Dược Việt Nam vẫn còn rất nhiều công tác có tiềm năng để chuyển đổi số nhưng lại chưa được chú trọng nhiều, điển hình nhất là công tác phân phối dược phẩm.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác phân phối sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề mà hình thức phân phối truyền thống chưa thể giải quyết được, đặc biệt là trong những hoàn cảnh đặc biệt như đại dịch Covid-19. Với lợi thế có sẵn từ các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… các đơn vị bán lẻ có thể mở rộng phương thức tiếp cận với khách hàng và duy trì hoạt động thương mại trong thời kỳ giãn cách. Bên cạnh đó, việc hợp tác với các bên thứ ba cũng giúp các đơn vị không tốn chi phí xây dựng nền tảng và đội ngũ giao hàng, cũng như tìm kiếm và thu hút nguồn khách hàng.

Hiện nay, nhiều đơn vị bán lẻ lớn đã tham gia cuộc chơi phân phối dược phẩm trực tuyến như Long Châu, Pharmacity hay An Khang… với tài chính và công nghệ tốt hơn, họ đã có cho mình những nền tảng riêng để tiếp cận khách hàng mà không cần thông qua các sàn thương mại điện tử khác. Tuy việc này đang tạo ra áp lực cho các đơn vị thuốc tư nhân với quy mô nhỏ, lẻ và yếu về mặt công nghệ, nhưng đây cũng là cơ hội cho các đơn vị thuốc quy mô nhỏ tham gia cuộc chơi thương mại trực tuyến với lối tắt đón đầu là hợp tác với các sàn thương mại trực tuyến để phân phối sản phẩm và mở rộng thị trường trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Tóm lại, ngành Dược đã và đang trải qua quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, tuy nhiên công tác phân phối dược phẩm vẫn đang bị bỏ ngỏ. Các ông lớn trong ngành bán lẻ thuốc đã có cho mình những hướng đi riêng trong cuộc chơi phân phối trực tuyến. Lối tắt duy nhất cho các nhà bán lẻ vừa và nhỏ là hợp tác phân phối trên các nền tảng thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada,… để đạt được lợi nhuận lớn nhất có thể.

Và hiểu được điều đó, 2 hình thức là Digi-Conference và Digi-Event được ra đời và phát triển bởi DIGI NET. Bên cạnh những thông tin được cung cấp thông qua chương trình, quý khán giả theo dõi còn có thể nhận được voucher, deal hời được các doanh nghiệp giới thiệu. Đó chính là cách phân phối và tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt nhất mà doanh nghiệp có thể triển khai – xem như là một kênh phân phối nói riêng và marketing nói riêng.

Chúng tôi, DIGI NET quan tâm đến việc đối thoại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, để họ biết, họ hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định mua hàng. Cũng chính là mục tiêu của 2 hình thức kể trên. Doanh số của doanh nghiệp cũng chính là doanh số của chúng tôi.

Liên hệ ngay để nhận tư vấn:

📞 Gọi ngay: 0909 048 515
✉️ Email: info@diginet.vn
Learn More
Bài Viết
11/04/2022 by diginet
Facebook

DIGI-CONFERENCE – GIẢI PHÁP ƯU VIỆT CHO DOANH NGHIỆP TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID-19?

Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh tụ tập nơi đông người là điều cần thiết. Vì vậy, Hội nghị trực tuyến được nhiều doanh nghiệp áp dụng để đến gần hơn với mọi người. Lựa chọn Digi-Conference là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp trong thời điểm nhạy cảm này.

Hội nghị trực tuyến là gì?
Hội nghị trực tuyến là giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời kỳ dịch bệnh, bởi lẽ nó có nhiều tính năng tiện lợi. Hội nghị trực tuyến cho phép nhiều người kết nối với nhau và có thể thấy được hình ảnh, âm thanh, tương tác với nhau mặc dù đang ở nhiều vị trí địa lý khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như có thể ngăn ngừa dịch bệnh.

Hội nghị trực tuyến được hiểu đơn giản như là một cuộc video call cao cấp và chuyên nghiệp. Nó là một cuộc họp của nhiều người, nó sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề, kết nối và quản lý một cách hiệu quả và nhanh chóng. Đây là một hình thức đã và đang được áp dụng trong nhiều mô hình doanh nghiệp.

Mô hình dịch vụ Digi – Conference

Những lợi ích của Hội nghị trực tuyến
Thời buổi công nghệ ngày càng phát triển, những thiết bị hỗ trợ cho buổi hội họp diễn ra suôn sẻ lại càng được tối ưu hơn. Những lợi ích mà hội nghị trực tuyến có thể mang lại cho doanh nghiệp là:

  • Kết nối nhanh chóng, thuận tiện, có thể kết nối với nhiều điểm cầu khác nhau mặc dù đang ở hai vị trí địa lý cách xa nhau.
  • Tổ chức cuộc họp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
  • Trao đổi thông tin, có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề phát sinh; nâng cao sự kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng.
  • Hội nghị trực tuyến có thể áp dụng được đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực (giáo dục, bất động sản, thương mại điện tử,…)

Vì sao nên chọn Digi – Conference?
Giải pháp tổ chức hội nghị được sử dụng hệ thống các thiết bị phần cứng kết hợp với các phần mềm để truyền tải hình ảnh, âm thanh đến một hệ thống khác thông qua môi trường internet. Khi các doanh nghiệp cần tổ chức một buổi hội nghị trực tuyến, chắc chắn phải cần có thiết bị phần cứng chuyên nghiệp cũng như một đội ngũ chuyên môn hùng hậu để có thể bắt đầu. Chưa kể đến việc có nhiều cá nhân ở cách xa nhau thì sẽ cần phải có nhiều thiết bị để kết nối họ ở những điểm cầu khác nhau. Để sở hữu được một bộ thiết bị chuyên nghiệp như vậy sẽ phải tốn rất nhiều ngân sách cũng như nguồn nhân lực để có thể vận hành được một buổi hội nghị trực tuyến. Cách này khá tốn kém nên không được các doanh nghiệp ưu tiên áp dụng.

Hiểu được điều đó nên Live Channel đã cho ra đời dịch vụ Digi-Conference để giải quyết vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp. Digi-Conference cung cấp giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp về tất cả mọi mặt. Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, DIGI NET tự tin cung cấp dịch vụ tổ chức hội nghị trực tuyến (Digi-Conference) để có thể nâng doanh nghiệp lên một tầm cao mới.

Digi-Conference là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

Phục vụ khách hàng với tiêu chí “Chuyên nghiệp – Sáng tạo – Cống hiến”, Digi-Conference là giải pháp tối ưu, là bạn đồng hành trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp.

Learn More
Bài Viết
09/06/2021 by diginet
Facebook

GIẢI PHÁP BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN – CỨU CÁNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH BÁN LẺ (RETAIL)

Dịch bệnh đang phức tạp và bán lẻ là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Chưa kể đến những khó khăn chính mà ngành phải đổi mặt thì việc hạn chế tập trung, tiếp xúc giữa mọi người lại khiến việc bán hàng và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng là vô cùng nan giải đối với các doanh nghiệp ngành bán lẻ hiện nay. Hãy cùng Digi Net tìm ra hướng đi cho bài toán khó khăn này như thế nào nhé:

Tóm tắt:

Phần 1. Các khó khăn, thách thức chính trong việc bán hàng của doanh nghiệp ngành bán lẻ

Phần 2. Giải pháp giải quyết khó khăn và thách thức về mảng bán hàng trong ngành bán lẻ

Phần 3. Case Study

1. Là ngành triển vọng tuy nhiên lại gặp khó khăn trong thời điểm dịch bệnh

Theo công ty Chứng khoán Mirae Asset, trong năm 2021, ngành bán lẻ có triển vọng tăng trưởng nhờ kỳ vọng vào chi tiêu hộ gia đình tăng lên. Năm 2020, chi tiêu hộ gia đình tại Việt Nam ước tính tăng 7%, thấp hơn so với mức tăng 7,9% trong năm 2019. Giai đoạn 2021 – 2025, chi tiêu hộ gia đình có thể đạt mức tăng trưởng trung bình 7,4%/năm.

Còn theo Fitch Solution, tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với các nước ASEAN khác như Thái Lan (3,9%), Malaysia (6,3%), Philippines (5,5%) và Singapore (3%) trong cùng khoảng thời gian. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 lại khiến ngành bán lẻ là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc:

  • Đại dịch Covid-19 không chỉ tước đi cơ hội có việc làm chính thức của nhiều người lao động mà còn khiến họ rơi vào tình trạng thiếu việc làm nên dè dặt hơn trong việc chi tiêu cho những sản phẩm không thiết yếu.
  • Giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc và nhiều cửa hàng đóng cửa gây nên tình trạng khó khăn cho việc bán hàng trực tiếp.

2. Thay đổi mô hình bán hàng từ offline sang online

Sự phát triển của công nghệ internet cộng thêm diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã làm thay đổi cục diện thị trường, đặc biệt nhất là mảng bán hàng khi đây chính là nguồn doanh thu chính để nuôi sống doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt để chuyển đổi mô hình bán hàng truyền thống sang bán hàng trực tuyến.

 

Dù nhiều tiềm năng nhưng kênh bán hàng trực tuyến cũng là “bài toán khó” đối với các nhà bán lẻ tại Việt Nam. Trên thực tế, nhiều “ông lớn” bán lẻ vẫn đang loay hoay và gặp khó khăn trong cuộc chơi online khi phải đảm bảo được doanh thu, sự chuyên nghiệp và mang đến trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ lại không quá khác biệt so với bán hàng truyền thông.

Giải pháp bán hàng trực tuyến – Thúc đẩy nhanh doanh số trong mô thức bán hàng online hiện nay.

Thấu hiểu và mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc gia tăng doanh số và tăng chỉ số niềm tin của người tiêu dùng trên nền tảng trực tuyến đối với nhãn hàng. Chúng tôi tập trung sản xuất mô hình thương mại trực tuyến (Live commerce) cho ngành bán lẻ (Retail) với bài toán mà nhãn hàng đặt ra:

Bài toán 1: Tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ khách hàng trong từng chi tiết?

Để đảm bảo tính chuyên nghiệp và sẵn sàng trong tình thể sản xuất, doanh nghiệp phải đầu tư một chi phí lớn cho cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân sự lớn, trong khi DIGI NET lại đáp ứng được:

  • Phim trường: đầy đủ hạ tầng âm thanh và ánh sáng
  • Trang thiết bị: hệ thống truyền hình hiện đại
  • Đội ngũ kỹ thuật viên: kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông số

Ngoài ra, nhân vật tham gia chương trình sẽ được chọn lọc kĩ lưỡng từ người có chuyên môn hoặc có tầm ảnh hưởng và phù hợp với thương hiệu của nhãn hàng.

Bài toán 2: Tính hiệu quả?

Với phương châm “Doanh số của bạn là doanh số của chúng tôi“, DIGI NET cam kết đồng hành với quý doanh nghiệp về hiệu quả của mỗi chương trình:

  • Digital KPI: cam kết hiệu quả chương trình là lượt xem, tương tác và Peak-live-View nếu khách hàng yêu cầu
  • Phát triển bán hàng: tư vấn giải pháp, tối ưu hoá bán hàng trực tuyến trên đa nền tảng
  • Tiếp cận, tương tác trực tuyến với nhiều khách hàng và nền tảng cùng lúc theo thời gian thực: hệ thống thu và phát chương trình lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tik Tok và các trang thương mại điện tử: Lazada, Tiki, Shopee…

3. Case study: Xem tại LINK

Để đảm bảo tính hiệu quả và tối ưu nhất cho từng chương trình chúng tôi sẽ thiết kế gói giải pháp thương mại trực tuyến (Live commerce) dựa trên vấn đề và yêu cầu của doanh nghiệp.

Learn More
Bài Viết
31/03/2021 by diginet
Facebook

KHÓ KHĂN THỜI DỊCH, GIẢI PHÁP LỘI NGƯỢC DÒNG CHO DOANH NGHIỆP F&B?

THỰC TRẠNG NGÀNH F&B 2021

Năm 2021 ngành F&B vẫn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế cũng như đời sống của người dân đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Kim ngạch thương mại giảm rõ rệt ở một số ngành trong đó F&B cũng chịu nhiều ảnh. Hành vi, suy nghĩ và hướng tiếp cận của người tiêu dùng bắt đầu chuyển đổi từ mua hàng truyền thống sang mua hàng trực tuyến phát triển mạnh mẽ.

Từ nhiều năm về trước, nhiều ngành hàng đã tiếp cận được với khách hàng chỉ thông qua những phương thức truyền thống như quảng cáo TV, tờ rơi, banner ở ngoài đường, tặng mẫu dùng thử tại siêu thị,…

Tuy nhiên, những phương thức này chỉ là phương thức một chiều, nhãn hàng có thể quảng cáo để tiếp cận được khách hàng, nhưng về phía khách hàng thì khó để tương tác ngay tức thì ý kiến của mình cho nhãn hàng.

Tình trạng "ngủ đông" của nhiều nhà hàng hiện nay

THAY ĐỔI MÔ HÌNH HAY LÀ CHẾT

Trước khi dịch bệnh diễn ra, ngành F&B đã có một số xu hướng mới điển hình như nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu cơ , thực phẩm đóng gói tiện dụng và chú trọng đến trải nghiệm dịch vụ. Những xu hướng này tiếp tục phát triển, cộng thêm tác động của dịch bệnh Covid-19. Đã tạo nên các xu hướng hành vi để ứng phó đại dịch như làm việc từ xa, dịch chuyển thói quen ăn uống từ hàng quán đến ăn uống tại nhà;

Nhiều doanh nghiệp F&B đang gặp khó khăn và loay hoay với việc phải thay đổi mô hình kinh doanh để đáp ứng với xu hướng và thói quen mới của người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp có tầm nhìn xa và linh hoạt đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình bán hàng từ offline sang online. 

Trong đó, giải pháp Live Commerce được xem là giải pháp hiệu quả và sáng tạo khi Nhãn hàng có thể tiếp cận, quảng cáo – giới thiệu sản phẩm, trò chuyện trực tiếp cùng lúc hàng ngàn người tiêu dùng. Nhưng vẫn đảm bảo được người xem có trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm một cách chân thật nhất ngay cả khi đang ở nhà.

Đặc biệt hơn, giải pháp Live Commerce được sản xuất theo đặc tính riêng của sản phẩm, ngành hàng, văn hóa và yêu cầu của từng doanh nghiệp để mang lại hiệu quả tốt nhất nhưng chi phí lại rẻ nhất có thể.

Chương trình Livestream Bàn 8 - Số 3: Tết khỏe
  • Hotline: 0977448515
  • Email: info@diginet.vn
Learn More

Copyright © 2022 by Digi Net. All Rights Reserved.